Cách tối ưu chuyển đổi website thông qua Form & Pop-up

Website được biết đến không chỉ là kênh lưu trữ thông tin, cập nhật tin tức với khách hàng. Website còn là công cụ đắc lực giúp tạo dựng mối quan hệ, kết nối những giá trị cốt lõi doanh nghiệp đến với khách hàng nhằm tối ưu hoá quá trình chuyển đổi khách hàng chất lượng trên website với chi phí ít nhất.

Khi xây dựng một website ngoài việc tạo ra một website nền tảng vững chắc hỗ trợ tốt cho Digital Marketing, điều mà mọi doanh nghiệp luôn nghĩ đến rằng làm sao có nhiều người ghé thăm website mình. Thể hiện qua lượt truy cập, lượt tương tác, sâu hơn nữa là nơi khách hàng vào để trải nghiệm thực tế tạo ra chuyển đổi, tạo đơn hàng trên chính website của mình.

Trong bài viết này Nextweb sẽ xoáy sâu vào câu chuyện làm sao tạo chuyển đổi trên website theo cách hiệu quả nhất. Yếu tố tạo nên quá trình chuyển đổi có thể kể đến như content chuẩn AIDA (Awareness – Interest – Desire – Action) tạo cho khách hàng trải nghiệm xuyên suốt kết hợp với hình thức Remarketing, và cuối cùng là đo lường và tối ưu từng hành trình người dùng.

Một công cụ hỗ trợ quá trình chuyển đổi khá tốt mà Nextweb muốn nhắc đến là Form & Pop-up. Công cụ giúp cho quá trình kết nối giữa doanh nghiệp và khách hàng được xuyên suốt, đánh vào những mong muốn, hiểu được những hành động khách hàng trên chính website của mình. Qua đó kích thích khách hành động mạnh hơn bằng những Pop-up tạo cho khách hàng ấn tượng tốt về thương hiệu.

Pop-up là gì? 

Pop-up được hiểu là một hình thức hiển thị quảng cáo tự động khi người dùng truy cập vào một website. Popup được biết đến là công cụ hỗ trợ chuyển đổi khá tốt, được nhiều doanh nghiệp áp dụng.

Các dạng Pop-up thường gặp trên website? 

Center Pop-up: Là hình thức Pop-up xuất hiện giữa trang trên website của bạn. Hình thức Pop-up này thường thấy và thường áp dụng nhiều nhất trên web.

 

Bottom Pop-up: Là hình thức Pop-up xuất hiện phía dưới của trang, thường áp dụng cho những website E-commerce. Có thể là thông tin thêm về sản phẩm liên quan hoặc mua hàng ngay trên popup đó chỉ cần một cú click chuột. 

 

Top Pop-up: Hình thức Pop-up sẽ xuất hiện ở phần đầu trang, có thể nằm dưới menu, khi khách hàng cuộn xuống xem các phần dưới trang, Pop-up sẽ xuất hiện lên. Hình thức này cũng thường áp dụng cho những website E-commerce nhằm kích thích sự mua hàng hoặc đẩy link qua những trang khác trên cùng một website.

 

Sidebar Pop-upDạng Pop-up hiện bên phải hoặc bên trái của trang, có thể cố định hoặc trượt theo trang khi khách hàng cuộn xuống

Sơ đồ khi triển khai Pop-up

Thông tin sau khi được khách hàng để lại sẽ được gửi sang email admin website, Email khách khách hàng và thư mục Submission trên Web. Quản lý và tối ưu thông tin trên web hoặc trên Pop-up thường sẽ qua công cụ Google Analytics và Google Search Console hoặc Heatmap (như hình bên dưới)

Ưu điểm và nhược điểm khi sử dụng Pop-up

Khi sử dụng bất cứ công cụ nào cũng có những ưu điểm và nhược điểm. Form & Pop-up cũng vậy, các bạn nên lưu ý và cân nhắc kỹ trước khi chọn và sử dụng. Xem có phù hợp với website, với ngành hiện tại của mình hay không để tối ưu hoá công cụ này một cách tốt nhất.

Ưu điểm:

  • Tăng tỉ lệ chuyển đổi khách hàng
  • Dễ dàng giới thiệu sản phẩm mới đến khách hàng
  • Điều hướng người dùng đến một trang bất kỳ

Nhược điểm:

  • Tăng tỉ lệ thoát trang nếu dùng không đúng cách
  • Pop-up có thể giảm tốc độ tải trang
  • Dễ làm phiền khách hàng, spam, …

Những hình thức Pop-up sẽ xuất hiện

Biết được những hình thức xuất hiện của Pop-up từ đó thiết kế nội dung, hiệu ứng, trên chính website mang lại trải nghiệm tốt nhất cho người dùng nhằm tối ưu quá trình chuyển đổi được nhanh hơn.

Những hình thức Pop-up xuất hiện thường thấy (Áp dụng đối với bản Elementor Pro): 

On Page Load Sau một khoảng thời gian load trang
On Scroll Sau khoảng thời gian cuộn trang
On Scroll To Element Sau khi cuộn đến 1 Element định sẵn
On Click Sau số lần click chuột
After Inactivities Sau khoảng thời gian không tương tác
On Page Exit Content Khi khách hàng có ý định thoát trang

Một số tính năng nâng cao:

Show after X page view Sau khi đi qua số trang mong muốn
Show after X sessions Sau khi lướt qua số session
Show up to X times Pop-up xuất hiện mấy lần sẽ đóng/ mở
When arriving from special URL Khi users đến từ một địa chỉ cụ thể
Hide for logged in user Ẩn với khách đã đăng ký hoặc thành viên
Show on device Hiện ra trên thiết bị (desktop/ mobile/ tablet)
Show on browsers Hiện tra trên các nền tảng (Cốc cốc/ Firefox)

Các tính năng nâng cao của Pop-up (Dành cho Elementor Pro)

Nên đưa những nội dung nào lên Pop-up

Vẫn là chú trọng trải nghiệm người dùng được Nextweb ưu tiên nhất, làm sao khi khách vào website với một tâm thế là website này dành cho mình. Khi đó khách hàng mới dễ dàng để lại thông tin, xem doanh nghiệp như một người bạn.

Một vài ví dụ Nextweb đề xuất, các bạn có thể tham khảo hoăc thấy thiếu có thể bổ sung ở phần comment.

  • Thông báo một thông tin mới đến khách hàng
  • Một chương trình khuyến mãi doanh nghiệp muốn dành tặng khách hàng
  • Một sản phẩm mới doanh nghiệp sắp ra mắt
  • Doanh nghiệp muốn nhận thêm những feedback từ khách hàng về doanh nghiệp hoặc trải nghiệm của web
  • Doanh nghiệp muốn gửi tặng khách hàng những món quà hoặc tài liệu hữu ích. ‘

Những lưu ý quan trọng khi triển khai Pop-up

Một vài lưu ý khi triển khai Pop-up trên website.

Nên: 

  • Thể hiện nội dung Pop-up phù hợp với nội dung bài viết.
  • Nên để nội dung có sức hút (níu giữ) khi khách hàng có ý định thoát trang.
  • Nội dung Pop-up khác nhau với từng đối tượng khác nhau.
  • Nên đặt CTA nổi bật tạo thu hút trên Pop-up.

Không nên: 

  • Đặt Popup không phù hợp với nội dung từng bài viết (hoặc đối tượng khách hàng).
  • Sai thời điểm (khách hàng mới vào trang, Pop-up xuất hiện nhiều lần hoặc quá thưa thớt, … ).
  • Lỗi thiết kế và nội dung thông điệp (Pop-up phải phù hợp với brand guideline, bố cục rõ ràng, bật lên CTA (call-to-action) trong phần nội dung)
  • Cài Pop-up mà không đo lường được: Phần này khá quan trọng, mỗi thao tác trên website phải được đo lường và tối ưu. Có thể thông qua công cụ Google Analytics hoặc những công cụ hỗ trợ khác mục đích hiểu được từng hành động khách hàng khi khách hàng click vào website mình. Đo lường từ lúc chưa tương tác đến khi khách tương tác và thoát ra. Hiểu được vì sao khách hàng thoát, có phải do Pop-up hay do nội dung.

Hi vọng qua bài viết này có thể cung cấp cho bạn một vài kiến thức hữu ích khi tối ưu quá trình chuyển đổi trên website. Đặc biệt thông qua công cụ Form & Pop-up.

Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
xem truyen kệ sắt v lỗ code learn